VIDEO CHỈ ĐƯỜNG
Đường đến trung tâm tiếng Trung Hoàng Liên
Lượt truy cập
  • 19
  • 1751
  • 13,221,626

HSK viết tắt của khung kiểm tra trình độ năng lực tiếng Hán!

  21/07/2017

Chúng ta thường hay nghe các nhà tuyển dụng, các trường đại học tại Trung Quốc, Đài Loan yêu cầu HSK cấp 3,4,5 cho các bạn học tiếng trung. Vậy chúng ta đã biết HSK viết tắt của cụm từ nào và cách thi để lấy được chứng chỉ HSK. Hãy cùng Tiếng Trung Hoàng Liên - Trung tâm tiếng trung uy tín tại Hà Nội tìm hiểu về HSK và hình thức thi để lấy chứng chỉ HSK nhé

HSK là viết tắt của khung kiểm tra trình độ năng lực tiếng Hán!

Trong nội dung bài viết được sưu tầm gồm 3 phần chính như sau:

- Giới thiệu về HSK.

- Hình thức đánh giá, kiểm tra khi tham gia thi HSK, đánh giá năng lực tiếng Hán

- So sánh HSK (Khung năng lực Hán ngữ của Trung Quốc) và Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ

Nào cùng tìm hiểu từng nội dung để bạn hiểu rõ hơn về HSK:

 

HSK là gì và cách luyện thi HSK

1. Giới thiệu về HSK (Khung năng lực Hán ngữ của Trung Quốc)

HSK (Khung năng lực Hán ngữ của Trung Quốc) 

là việc tiêu chuẩn hóa việc kiểm tra năng lực tiếng Hán trong phạm vi quốc tế.

Nội dung của HSK là những tiêu chuẩn quy định cụ thể cho việc khảo sát năng lực vận dụng tiếng Hán để tiến hành giao tiếp trong sinh hoạt, học tập và công tác của những người có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Hán.

Khung kiểm tra năng lực tiếng Hán được nghiên cứu xây dựng từ năm 1984. Đến năm 1990 bắt đầu được tổ chức thực hiện định kỳ ở trong nước. Năm 1991 chính thức mở rộng ra nước ngoài và là cơ sở để hình thành hệ thống thi kiểm tra trình độ tiếng Hán bao gồm: HSK cơ sở, HSK trung cấp và HSK cao cấp.

Để việc kiểm tra năng lực tiếng Hán đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu mới của những người học tiếng Hán đang ngày càng nhiều ở nước ngoài đối với việc kiểm tra trình độ tiếng Hán, Văn phòng Hán ngữ quốc gia Trung Quốc đã tập hợp các chuyên gia thuộc các lĩnh vực dạy học tiếng Hán, ngôn ngữ học, tâm lý học và đánh giá giáo dục … ở trong và ngoài nước nghiên cứu, chỉnh sửa xây dựng mới khung năng lực tiếng Hán trên cơ sở điều tra, tìm hiểu tình hình dạy học Hán ngữ thực tế ở nước ngoài và tiếp thu thành quả mới nhất về kiểm tra đánh giá ngôn ngữ quốc tế những năm gần đây.

Tháng 11 năm 2009, Văn phòng Hán ngữ quốc gia và Ban điều hành Học viện Khổng tử đã chính thức đưa ra khung kiểm tra năng lực tiếng Hán mới và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt ở trong nước và ngoài nước, có tác dụng thúc đẩy tích cực việc phổ biến tiếng Hán trong cộng đồng quốc tế.

Kết quả tham gia HSK có thể đáp ứng được các nhu cầu dưới đây:

1. Cung cấp căn cứ có tính chất tham khảo để các trường Cao đẳng và Đại học chiêu sinh, chia lớp học tập, miễn dạy và học các học phần.
2. Cung cấp căn cứ có tính chất tham khảo để các cơ sở tuyển dụng nhân lực, đào tạo, huấn luyện, đề bạt nhân viên công tác.
3. Cung cấp căn cứ có tính chất tham khảo để người học tiếng Hán tìm hiểu, nâng cao năng lực ứng dụng tiếng Hán của bản thân.
4. Cung cấp căn cứ có tính chất tham khảo để các đơn vị dạy học tiếng Hán, cơ sở đào tạo bồi dưỡng đánh giá hiệu quả dạy học hoặc đào tạo bồi dưỡng

Cơ cấu của các kỳ kiểm tra đánh giá năng lực Hán ngữ quốc tế gồm hai phần chínhthi nói và thi viết.

Thi viết bao gồm: HSK cấp 1, HSK cấp 2, HSK cấp 3, HSK cấp 4, HSK cấp 5 và HSK cấp 6.

Thi nói bao gồm: HSK sơ cấp, HSK trung cấp và HSK cao cấp. Hình thức thi nói là ghi âm.

Thi viết

Thi nói

HSK cấp 6

HSK cao cấp

HSK cấp 5

 

HSK cấp 4

HSK trung cấp

HSK cấp 3

 

HSK cấp 2

HSK sơ cấp

HSK cấp 1

 

HSK mới tuân thủ nguyên tắc “Kết hợp thi và dạy”, kết hợp chặt chẽ giữa thiết kế kiểm tra đánh giá với hiện trạng dạy học Hán ngữ quốc tế hiện tại và việc sử dụng giáo trình tài liệu. Mục đích là “Lấy thi để thúc đẩy dạy và học”.

HSK mới quan tâm chú ý sự khách quan, chuẩn xác của việc đánh giá và cũng coi trọng phát triển năng lực ứng dụng tiếng Hán của người học.

HSK mới đề ra các mục tiêu kiểm tra thi cử rõ ràng, chính xác, thuận tiện cho người dự kiểm tra, thi cử nâng cao năng lực tiếng Hán một cách có kế hoạch, có hiệu quả.

 

2. Hình thức đánh giá, kiểm tra khi tham gia thi HSK, đánh giá năng lực tiếng Hán.

 

2.1. Thi viết :

Có 4 nội dung: Nghe hiểu, Đọc hiểu, Cấu trúc Ngữ pháp và Điền trống,

Nội dung thi

Số lượng câu hỏi

Thời gian làm bài

Nghe hiểu (听力理解)

50 câu

Khoảng 35 phút

Ngữ pháp (语法结构)

30 câu

20 phút

Đọc hiểu (阅读理解)

50 câu

60 phút

Điền trống (综合填空)

40 câu

30 phút

Tổng cộng

170 câu

145 phút

(1) HSK cấp 1 tổng cộng có 40 câu, phân thành 2 phần Nghe và Đọc

 

Nội dung thi

Số lượng câu hỏi (câu)

Thời gian làm bài (phút)

1

Nghe

Phần thứ nhất

5

15

Khoảng 10

Phần thứ  hai

5

Phần thứ ba

5

2

Đọc

Phần thứ nhất

5

25

20

Phần thứ hai

5

Phần thứ ba

5

Phần thứ tư

5

Phần thứ năm

5

Điền vào phiếu trả lời câu hỏi

5

Tổng cộng

/

40

Khoảng 35

Toàn bộ thời gian thi khoảng 40 phút (bao gồm cả thời gian thí sinh điền thông tin cá nhân)

A. Phần Nghe

Phần thứ nhất, có 5 câu. Mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu đề là 1 câu nói, trên đề thi có 3 hình ảnh, thí sinh cần căn cứ vào câu nói trên, chọn hình ảnh đúng trong 3 hình ảnh.

Phần thứ hai, có 5 câu. Mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu là 2 câu hội thoại, trên đề thi có 6 hình ảnh, thí sinh căn cứ vào đoạn hội thoại, chọn một hình ảnh đúng trong 6 hình ảnh.

Phần thứ ba, có 5 câu. Mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu đều là một người nói một câu, người kia căn cứ vào câu nói đó hỏi một vấn đề, trên đề thi mỗi câu có đều có 3 lựa chọn, thí sinh cần căn cứ vào nội dung nghe được chọn đáp án.

B. Phần đọc

Phần thứ nhất, có 5 câu. Mỗi câu cung cấp 1 hình ảnh và 1 từ ngữ, thí sinh cần phán đoán có thống nhất không.

Phần thứ hai, có 5 câu. Trên đề thi tổng có 6 hình ảnh, mỗi câu đưa ra 1 câu ngăn, thí sinh cần căn cứ vào nội dung của câu tìm ra bức tranh tương ứng.

Phần thứ ba, có 5 câu. Trên đề thi có 1 hình ảnh, mỗi câu đưa ra 1 câu ngắn, thí sinh cần căn cứ vào nội dunh hình ảnh phán đoán nội dung của câu có tương ứng với hình ảnh.

Phần thứ tư, có 5 câu. Cung cấp 5 câu hỏi và 5 câu trả lời, thí sinh cần tìm ra quan hệ tương ứng.

Phần thứ năm, có 5 câu. Cung cấp 3 thẻ thông tin và 5 câu, thí sinh cần phán đoán nội dụng 5 câu này có tương ứng với thẻ thông tin.

(2) HSK cấp 2 tổng cộng có 55 câu, phân thành 2 phần Nghe và Đọc

 

Nội dung thi

Số lượng câu hỏi (câu)

Thời gian làm bài (phút)

1

Nghe

Phần thứ nhất

5

25

Khoảng 20

Phần thứ  hai

10

Phần thứ ba

10

2

Đọc

Phần thứ nhất

5

30

30

Phần thứ hai

5

Phần thứ ba

10

Phần thứ tư

10

 Điền vào phiếu trả lời câu hỏi

5

Tổng cộng

/

55

Khoảng 55

Toàn bộ thời gian thi khoảng 60 phút (bao gồm cả thời gian thí sinh điền thông tin cá nhân)

A.Phần Nghe
Phần thứ nhất, 5 câu. Mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu đều là 1 câu nói, trên đề thi có 3 hình ảnh, thí sinh cần căn cứ vào câu nói trên, chọn hình ảnh đúng trong 3 hình ảnh.

Phần thứ hai, 10 câu. Mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu là 2 câu hội thoại, trên đề thi cung cấp 3 lựa chọnn văn tự, thí sinh căn cứ vào đoạn hội thoại, chọn câu trả lời.

Phần thứ ba, 10 câu. Mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu đều là đối thoại 4-5 câu của 2 người , một người khác căn cứ vào đoạn đối thoại hỏi một vấn đề, trên đề thi cung cấp 3 lựa chọn văn tự, thí sinh cần căn cứ vào nội dung nghe được chọn đáp án.

B.Phần đọc
Phần thứ nhất, 5 câu. Trên đề thi cung cấp 6 hình ảnh, mỗi câu đưa ra 1 câu văn, thí sinh căn cứ vào nội dung câu văn tìm hình ảnh tương ứng.

Phần thứ hai, 5 câu. Mỗi câu cung cấp 1 thẻ thông tin, 1 câu hỏi và 3 lựa chọn văn tự, thí sinh cần căn cứ vào thông tin của tấm thẻ chọn đáp án.

Phần thứ ba, 10 câu. Cung cấp 20 câu, mỗi 10 câu 1 nhóm, thí sinh cần tìm ra câu có nội dung tương quan.

Phần thứ tư, 10 câu. Mỗi câu đưa ra 2 câu văn, thí sinh cần căn cứ vào nội dung câu văn thứ nhất phán đoán câu thứ nhất và câu thứ hai có đồng nhất, chọn 1 trong 3 đáp án “đúng” “sai” “không biết”.

(3) HSK cấp 3 tổng cộng có 80 câu, phân thành 3 phần Nghe, Đọc và Viết

 

Nội dung thi

Số lượng câu hỏi (câu)

Thời gian làm bài (phút)

1

Nghe

Phần thứ nhất

10

40

Khoảng 35

   

Phần thứ  hai

10

   
   

Phần thứ ba

10

   
   

Phần thứ tư

10

   

2

Đọc

Phần thứ nhất

10

30

25

   

Phần thứ hai

10

   
   

Phần thứ ba

10

   

3

Viết

Phần thứ nhất

5

10

15

   

Phần thứ hai

5

   

     Điền vào phiếu trả lời câu hỏi

10

Tổng cộng

/

80

Khoảng 85

Toàn bộ thời gian thi khoảng 90 phút (bao gồm cả thời gian thí sinh điền thông tin cá nhân).

A.Phần Nghe
Phần thứ nhất, 10 câu. Mỗi câu đều là 1 đối thoại, trên đề thi cung cấp vài hình ảnh, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được tìm hình ảnh tương ứng.

Phần thứ hai, 10 câu. Mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu đều là một người đọc một đoạn văn nhỏ trước, người khác căn cứ vào đoạn văn nói một câu, trên đề thi cũng cung cấp câu nói này, yêu cầu học sinh phán đoán đúng sai.

Phần thứ ba, 10 câu. Mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu đều là hai câu đối thoại của 2 người, người thứ 3 căn cứ vào đoạn đối thoại đưa ra 1 câu hỏi, trên đề thi có 3 lựa chọn, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được chọn câu trả lời.

Phần thứ tư, 10 câu. Mỗi câu nghe 2 lần. Mỗi câu đều là đối thoại 4 – 5 câu 2 người đối thoại, người thứ 3 căn cứ vào đối thoại đưa ra 1 câu hỏi, trên đề thi cung cấp 3 lựa chọn, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được chọn câu trả lời.

B. Phần Đọc
Phần thứ nhất, 10 câu. Cung cấp 20 câu văn, thí sinh cần tìm ra mối quan hệ tương ứng.

Phần thứ hai, 10 câu. Mỗi câu cung cấp 1 đến 2 câu văn, trong câu có một chỗ trống, thí sinh chọn điền chỗ trống trong các lựa chọn đã đưa ra.

Phần thứ ba: 10 câu. Cung cấp 10 đoạn văn nhỏ, mỗi đoạn có 1 câu hỏi, thí sinh cần chọn đáp trong 3 lựa chọn.

C. Phần Viết
Phần thứ nhất, 5 câu. Mỗi câu cung cấp vài từ, yêu cầu thí sinh dùng những từ đó viết thành một câu.

Phần thứ hai, 5 câu. Trong mỗi câu có một chỗ trống, yêu cầu thí sinh điền từ tiếng Hán chính xác

(4) HSK cấp 4 tổng cộng có 100 câu, phân thành 3 phần Nghe, Đọc và Viết

 

Nội dung thi

Số lượng câu hỏi (câu)

Thời gian làm bài (phút)

1

Nghe

Phần thứ nhất

10

45

Khoảng 30

   

Phần thứ  hai

15

   
   

Phần thứ ba

20

   

2

Đọc

Phần thứ nhất

10

40

35

   

Phần thứ hai

10

   
   

Phần thứ ba

20

   

3

Viết

Phần thứ nhất

10

15

25

   

Phần thứ hai

5

   

Điền vào phiếu trả lời câu hỏi

10

Tổng cộng

/

100

Khoảng 100

Toàn bộ thời gian thi khoảng 105 phút (bao gồm cả thời gian thí sinh điền thông tin cá nhân)

A.Phần Nghe
Phần thứ nhất, 10 câu. Mỗi câu nghe 1 lần. Mỗi câu đều là một người đọc một đoạn văn nhỏ trước, người khác căn cứ vào đoạn văn nói một câu, trên đề thi cũng cung cấp câu nói này, yêu cầu học sinh phán đoán đúng sai.

Phần thứ hai, 15 câu. Mỗi câu nghe 1 lần. Mỗi câu đều là hai câu đối thoại của 2 người, người thứ 3 căn cứ vào đoạn đối thoại đưa ra 1 câu hỏi, trên đề thi có 4 lựa chọn, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được chọn câu trả lời.

Phần thư ba, 20 câu, tổng 20 câu. Mỗi câu nghe 1 lần. Câu của phần này đều là đối thoại 4 – 5 hoặc một đoạn nhỏ, căn cứ vào đối thoại hoặc đoạn văn hỏi 1 đến 2 câu hỏi, trên đề thi cung cấp 4 lựa chọn, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được chọn câu trả lời.

B. Phần Đọc
Phần thứ nhất, 10 câu. Mỗi câu có 1 – 2 câu văn, trong câu văn có 1 chỗ trống, thí sinh cần chọn từ điền chỗ trống trong các lựa chọn đã cung cấp.

Phần thứ hai, 10 câu. Mỗi câu có 3 câu văn, thí sinh cần sếp theo thứ tự 3 câu này.

Phần thứ ba, 20 câu. Câu trong phần này đều là 1 đoạn văn nhỏ, mỗi đoạn văn có 2 câu hỏi, thí sinh cần chọn đáp án từ 4 lựa chọn đã cung cấp.

C. Phần Viết
Phần thứ nhất, 10 câu. Mỗi câu cung cấp vài từ, yêu cầu thí sinh dùng những từ đó viết thành một câu.

Phần thứ hai, 5 câu. Mỗi câu có 1 hình ảnh và 1 từ, yêu cầu học sinh kết hợp hình ảnh và dùng từ này viết thành 1 câu.

(5) HSK cấp 5 

tổng cộng có 100 câu, phân thành 3 phần Nghe, Đọc và Viết

 

Nội dung thi

Số lượng câu hỏi (câu)

Thời gian làm bài (phút)

1

Nghe

Phần thứ nhất

20

45

Khoảng 30

   

Phần thứ  hai

25

   

2

Đọc

Phần thứ nhất

15

45

40

   

Phần thứ hai

10

   
   

Phần thứ ba

20

   

3

Viết

Phần thứ nhất

8

10

40

   

Phần thứ hai

2

   

Điền vào phiếu trả lời câu hỏi

10

Tổng cộng

/

100

Khoảng 120

Toàn bộ thời gian thi khoảng 125 phút (bao gồm thời gian 5 phút thí sinh điền thông tin cá nhân).

A.Phần Nghe
Phần thứ nhất, 20 câu. Mỗi câu nghe 1 lần. Mỗi câu đều là đối thoại hai câu của hai người, người thứ ba căn cứ vào đối thoại hỏi một câu hỏi, trên đề thi cung cấp 4 lựa chọn, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được chọn đáp án.

Phần thứ hai, 25 câu. Mỗi câu nghe một lần. Câu trong phần này đều là đối thoại 4 – 5 câu hoặc một đoạn văn, căn cứ vào đối thoại hoặc đoạn văn hỏi một hoặc vài câu hỏi, trên đề thi cung cấp 4 lựa chọn, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được chọn đáp án.

B. Phần Đọc
Phần thứ nhất, 15 câu. Cung cấp một số đoạn văn, trong mỗi đoạn văn có một số chỗ trống, chỗ trống cần điền một từ hoặc một câu, mỗi chỗ trống có 4 lựa chọn, thí sinh cần chọn đáp án trong các lựa chọn đã được cung cấp.

Phần thứ hai, 10 câu. Mỗi câu cung cấp một đoạn văn và 4 lựa chọn, thí sinh cần chọn phần thống nhất với nội dung đoạn văn.

Phần thứ ba, 20 câu. Cung cấp một số đoạn văn, mỗi đoạn văn có vài câu hỏi, thí sinh cần chọn đáp áp trong 4 lựa chọn đã cung cấp.

C.Phần Viết
Phần thứ nhất, 8 câu. Mỗi câu cung cấp một số từ, yêu cầu thí sinh dùng những từ này viết thành câu.

Phần thứ hai, 2 câu. Câu thứ nhất cung cấp một số từ, yêu cầu thi sinh dùng những từ này viết một đoạn văn khoảng 80 từ; câu thứ hai cung cấp một hình ảnh, yêu cầu thí sinh kết hợp hình ảnh và viết một đoạn văn khoảng 80 từ.

(6) HSK cấp 6 tổng cộng có 101 câu, phân thành 3 phần Nghe, Đọc và Viết, thời gian 140 phút (bao gồm 5 phút thí sinh điền thông tin cá nhân)

2.2. Thi nói

2.2.1. Trình độ sơ cấp

Nội dung thi

Số lượng câu hỏi

Thời gian làm bài (phút)

Phần thứ nhất

Nghe – Nhắc lại

15

4

Phần thứ hai

Nghe – Trả lời

10

3

Phần thứ ba

Trả lời câu hỏi

2

3

Tổng cộng

27

10

Toàn bộ thời gian thi khoảng 17 phút (bao gồm thời gian 7 phút chuẩn bị).

Phần thứ nhất, 15 câu. Mỗi câu nghe 01 lần sau đó nhắc lại.

Phần thứ hai, 10 câu. Mỗi câu nghe 01 lần sau đó trả lời ngắn gọn.

Phần thứ ba, 2 câu. Trong đề thi có 2 câu hỏi (có phiên âm) mỗi câu trả lời được nói ít nhất trong 5 câu.

2.2.2. Trình độ trung cấp

Nội dung thi

Số lượng câu hỏi

Thời gian làm bài (phút)

Phần thứ nhất

Nghe – Nhắc lại

10

3

Phần thứ hai

Xem tranh – Trả lời

2

4

Phần thứ ba

Trả lời câu hỏi

2

4

Tổng cộng

14

11

Toàn bộ thời gian thi khoảng 21 phút (bao gồm thời gian 10 phút chuẩn bị).

Phần thứ nhất, 10 câu. Mỗi câu nghe 01 lần sau đó nhắc lại.

Phần thứ hai, 2 câu. Mỗi câu được cấp 01 bức tranh để thí sinh kết hợp xem tranh nói một đoạn văn.

Phần thứ ba, 2 câu. Trong đề thi có 2 câu hỏi (có phiên âm) để thí sinh trả lời.

2.2.3. Trình độ cao cấp

Nội dung thi

Số lượng câu hỏi

Thời gian làm bài (phút)

Nghe – Nhắc lại

3

7

 

Đọc diễn cảm

1

2

 

Trả lời câu hỏi

2

5

 

Tổng cộng

6

14

Toàn bộ thời gian thi khoảng 24 phút (bao gồm thời gian 10 phút chuẩn bị).

Phần thứ nhất, 3 câu. Mỗi câu nghe 01 lần sau đó nhắc lại.

Phần thứ hai, 1 câu. Đề thi cho trước 01 đoạn văn, thí sinh đọc diễn cảm đoạn văn đó.

Phần thứ ba, 2 câu. Trong đề thi có 2 câu hỏi, thí sinh đọc và trả lời.

3. So sánh HSK (Khung năng lực Hán ngữ của Trung Quốc) và Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ

Trình độ HSK được phân chia theo các cấp độ nói trên và được xác nhận dựa trên các chỉ số về lượng từ vựng và chuẩn năng lực tiếng Hán quốc tế cũng như so sánh với Khung tham chiếu chung về ngôn ngữ châu Âu (CEF).

Khung HSK

Lượng từ vựng

Chuẩn năng lực Hán ngữ quốc tế

Khung tham chiếu chung của châu Âu

HSK cấp 6

5.000 từ trở lên

Cấp 6 Mastery

C2

HSK cấp 5

2.500 từ

Cấp 5 Proficiency

C1

HSK cấp 4

1.200 từ

Cấp 4 Advanced

B2

HSK cấp 3

600 từ

Cấp 3 Intermediate

B1

HSk cấp 2

300 từ

Cấp 2 Preliminary

A2

HSK cấp 1

150 từ

Cấp 1 Preliminary

A1

Sau khi đạt trình độ HSK cấp 1, người học có thể hiểu và sử dụng một số từ ngữ và câu hết sức đơn giản, đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể, có đủ năng lực học tiếng Hán ở trình độ cao hơn.

Sau khi đạt trình độ HSK cấp 2, người học có thể dùng tiếng Hán để tiến hành giao lưu đơn giản và trực tiếp về chủ đề quen thuộc hàng ngày, đạt trình độ hạng ưu của tiếng Hán sơ cấp.

Sau khi đạt trình độ HSK cấp 3, người học có thể dùng tiếng Hán để hoàn thành nhiệm vụ giao lưu cơ bản về các mặt học tập, công tác và sinh hoạt. Khi đi du lịch ở Trung Quốc có thể thực hiện phần lớn các nhiệm vụ giao tiếp.

Sau khi đạt trình độ HSK cấp 4, người học có thể dùng tiếng Hán để đàm luận về các chủ đề thuộc lĩnh vực rộng hơn và tiến hành giao lưu khá lưu loát với người có tiếng mẹ đẻ là tiếng Hán.

Sau khi đạt trình độ HSK cấp 5, người học có thể đọc được báo, tạp chí tiếng Hán, thưởng thức các tiết mục phim, truyền hình bằng tiếng Hán và diễn giảng tương đối hoàn chỉnh bằng tiếng Hán.

Sau khi đạt trình độ HSK cấp 6, người học có thể hiểu được một cách dễ dàng các thông tin nghe được hoặc đọc được bằng tiếng Hán, có thể dùng tiếng Hán để biểu đạt trôi chảy hiểu biết của mình bằng hình thức nói hoặc viết.

 

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu khá kỹ về HSK, mục đích, hình thức thi để có được chứng chỉ HSK phục vụ cho công việc và học tập của các bạn có liên quan đến tiếng Trung Quốc. Mời các bạn có nhu cầu học tiếng trung giao tiếp, học tiếng trung cơ bản từ đầu, tiếng trung nâng cao, luyện thi HSK có thể tham khảo các chương trình học tại TIẾNG TRUNG HOÀNG LIÊN - Trung tâm tiếng trung uy tín nhất tại Hà Nội!

 

Bài viết: Sưu Tầm

 

Bình luận

Tin tức mới

Học phí HSK