Đăng nhập
- 7
- 1348
- 14,461,313
Sau thời đại vua Tần
Sau thời đại vua Tần là thời kỳ hoàng kim, rực rỡ nhất của vương triều Hán. Triều đại Hán gồm có Tây Hán b( 206 – 25 trước công nguyên ), kinh đô là Tràng An và Đông Hán ( 25 – 220 ) kinh đô ở Lạc Dương.
Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thời kỳ Tây Hán , bắt đầu với Hán Cao Tổ Lưu Bang. Cao Tổ (Lưu Bang) vốn là một nông dân vô học, làm đình trưởng (như cai trạm) thời nhà Tần, nhờ bọn sĩ Tiêu Hà, Trương Lương, Hàn Tín, Trần Bình, Anh Bố, Bành Việt… mà thắng được Sở Bá Vương. Ông cho đó là công lao của mình và không cần dùng đến họ nhưng rồi ông ta cũng phải nhận rằng có thể ngồi trên lưng ngựa mà chiếm thiên hạ, chứ không thể ngồi trên lưng ngựa mà trị thiên hạ, nên phải nghe lời Thúc Tôn Thông, Lục Giả, Lịch Tự Cơ theo phép tắc thời trước mà đặt ra triều nghi, từ đó triều đình mới có trật tự, có vẻ tôn nghiêm.
Tuy nhiên ông vẫn cấm đạo Nho, vẫn không bỏ hiệp thư (lệnh đốt sách Nho); mà cũng như Tần Thủy Hoàng, rất mê Đạo giáo. Trong 7 năm trị vì Hán Cao Tổ đã tăng cường ách thống trị tập quyền trung ương, chế định một loạt phương châm chính trị “cùng nghỉ với dân”, đã củng cố ánh thống trị của mình. Năm 159 trước công nguyên, sau khi Hán Cao Tổ băng hà, Huệ đế kế vị, nhưng lúc đó quyền lực thực tế đã nằm trong tay hoàng hậu Hán Cao Lã Trĩ. Hoàng hậu Lã Trĩ nắm quyền trong 16 năm, là một trong số ít những phụ nữ nắm quyền thống trị trong lịch sử Trung Quốc. Năm 183 trước công nguyên, Văn Đế kế vị, ông và người con là Cảnh Đế ( năm 156-143 trước công nguyên ) tiếp tục thi hành phương châm chính sách “cùng nghỉ với dân”, giảm bớt thuế khóa, khiến cho đế chế nhà Hán phát triển hưng thịnh, các nhà sử học gọi thời kỳ này là “Văn Cảnh chi trị”. Tuy nhiên, Văn đế hiền quá, thiếu cương quyết, bọn chư hầu dần dần kiêu căng, Hung Nô càng không kiêng nể, do đó, Cảnh đế trong 16 năm cầm quyền phải lo dẹp một cuộc nổi loạn của bảy chư hầu ở Ngô, Sở, Triệu… và đối phó với Hung Nô , mở rộng phạm vi thống trị của vương triều nhà Hán, đảm bảo cho phát triển kinh tế, văn hóa của vùng miền bắc nhà Hán. Vũ đế lúc cuối đời ngừng các cuộc chinh chiến, chuyển sang ra sức phát triển nông nghiệp, làm cho kinh tế nhà Hán tiếp tục phát triển. Sau đó Chiêu Đế kế vị tiếp tục phát triển kinh tế, làm cho nhà Hán thịnh vượng tới đỉnh cao.
Sau 38 năm thi hành chính sách “Cùng nghỉ với dân” của Chiêu Đế và Tuyên Đế, nhà Hán không ngừng đi lên , phát triển hưng thịnh nhân dân đủ cơm no áo mặc, hạnh phúc bình ổn. Kinh tế, chính trị ổn định làm cho ngành thủ công, thương nghiệp, văn nhân nghệ thuật cũng như khoa học tự nhiên có bước phát triển vượt bậc. Cùng với khoa học-kỹ thuật được nâng cao làm cho năng suất của các ngành thủ công với luyện kim và dệt làm chính thời Tây Hán được nâng cao rất lớn, ngành thủ công phát triển đã thúc đẩy ngành thương nghiệp phồn thịnh, thông qua con đường tơ lụa đã mở ra sự giao lưu các mặt ngoại giao, thương mại…với các nước Tây Á Nhưng rồi vì hoạn quan và ngoại thích, Hán bị Vương Mãng (một ngoại thích) thoán quyền, mới đầu tự xưng là Giả Hoàng đế (nghĩa là thay quyền Hoàng đế), sau tiến hẳn ngôi vua, đổi quốc hiệu là Tân vào năm thứ 8 công nguyên.
Thời kỳ là Đông Hán do Hán Quang Vũ đế Lưu Tú sáng lập. Ông thiên đô qua Lạc Dương, nên nhà Hậu Hán cũng có tên là Đông Hán. Cũng như Thương, Chu, thời nào yếu thì dời đô qua Đông. Năm thứ 2 Kiến Vũ, Quang Vũ đế ra lệnh cải cách toàn diện chính sách cũ của Vương Mãng, chỉnh đốn quan lại, thành lập Thượng thư gồm 6 người phụ trách đại sự quốc gia để làm suy yếu hơn nữa quyền hạn của tam công, tức Thái Úy, Tư Đồ và Tư Không; phế bỏ “quan nô”; thanh tra đất đai làm cho đời sống của nhân dân dần dần ổn định. Đến giữa thế kỷ thứ nhất, trải qua sự thống trị của 3 đời vua là Quang Vũ Đế, Minh Đế và Chương Đế, vương triều Đông Hán đã từng bước lấy lại sự thịnh vượng của nhà Hán trước đây, thời kỳ này được người đời sau gọi là “Quang Vũ Trung Hưng”. Thời kỳ đầu Đông Hán, do chính quyền được tăng cường một bước và hội nhập với thế lực địa phương làm cho đất nước ổn định, kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật…đều vượt thời Tây Hán. Năm 105 công nguyên, Thái Luân cải tạo công nghệ làm giấy khiến cho phương thức ghi chép văn tự của Trung Quốc đã thoát khỏi thời đại ghi vào những thẻ tre, đồng thời kỹ thuật làm giấy cũng trở thành một trong 4 phát minh thời cổ Trung Quốc được lưu truyền cho đến ngày nay.
Về mặt khoa học tự nhiên đã thu được thành tựu rất cao mà tiêu biểu của giới học thuật Đông Hán là Trường Hoành. Trương Hoành đã chế tạo ra các thiết bị khoa học như “Hồn thiên nghi” “Địa động nghi” …Ngoài ra, danh y Hoa Đà cuối thời Đông Hán là bác sĩ ngoại khoa đầu tiên kể từ khi có sử ký ghi lại đến nay sử dụng kỹ thuật gây mê để phẫn thuật điều trị cho người bệnh.
Về sau những ông vua kế vị Lưu Tú đều không đủ sức để đưa nhà Hán hưng thịnh mà ngày càng đi tới suy thoái và cuối cùng là chấm dứt 1 triều đại phồn vinh mở ra 1 trang mới trong lịch sử – thời kỳ Tam Quốc.
Sau thời đại vua Tần là thời kỳ hoàng kim, rực rỡ nhất của vương triều Hán. Triều đại Hán gồm có Tây Hán b( 206 – 25 trước công nguyên ), kinh đô là Tràng An và Đông Hán ( 25 – 220 ) kinh đô ở Lạc Dương.
Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thời kỳ Tây Hán , bắt đầu với Hán Cao Tổ Lưu Bang. Cao Tổ (Lưu Bang) vốn là một nông dân vô học, làm đình trưởng (như cai trạm) thời nhà Tần, nhờ bọn sĩ Tiêu Hà, Trương Lương, Hàn Tín, Trần Bình, Anh Bố, Bành Việt… mà thắng được Sở Bá Vương. Ông cho đó là công lao của mình và không cần dùng đến họ nhưng rồi ông ta cũng phải nhận rằng có thể ngồi trên lưng ngựa mà chiếm thiên hạ, chứ không thể ngồi trên lưng ngựa mà trị thiên hạ, nên phải nghe lời Thúc Tôn Thông, Lục Giả, Lịch Tự Cơ theo phép tắc thời trước mà đặt ra triều nghi, từ đó triều đình mới có trật tự, có vẻ tôn nghiêm.
Tuy nhiên ông vẫn cấm đạo Nho, vẫn không bỏ hiệp thư (lệnh đốt sách Nho); mà cũng như Tần Thủy Hoàng, rất mê Đạo giáo. Trong 7 năm trị vì Hán Cao Tổ đã tăng cường ách thống trị tập quyền trung ương, chế định một loạt phương châm chính trị “cùng nghỉ với dân”, đã củng cố ánh thống trị của mình. Năm 159 trước công nguyên, sau khi Hán Cao Tổ băng hà, Huệ đế kế vị, nhưng lúc đó quyền lực thực tế đã nằm trong tay hoàng hậu Hán Cao Lã Trĩ. Hoàng hậu Lã Trĩ nắm quyền trong 16 năm, là một trong số ít những phụ nữ nắm quyền thống trị trong lịch sử Trung Quốc. Năm 183 trước công nguyên, Văn Đế kế vị, ông và người con là Cảnh Đế ( năm 156-143 trước công nguyên ) tiếp tục thi hành phương châm chính sách “cùng nghỉ với dân”, giảm bớt thuế khóa, khiến cho đế chế nhà Hán phát triển hưng thịnh, các nhà sử học gọi thời kỳ này là “Văn Cảnh chi trị”. Tuy nhiên, Văn đế hiền quá, thiếu cương quyết, bọn chư hầu dần dần kiêu căng, Hung Nô càng không kiêng nể, do đó, Cảnh đế trong 16 năm cầm quyền phải lo dẹp một cuộc nổi loạn của bảy chư hầu ở Ngô, Sở, Triệu… và đối phó với Hung Nô , mở rộng phạm vi thống trị của vương triều nhà Hán, đảm bảo cho phát triển kinh tế, văn hóa của vùng miền bắc nhà Hán. Vũ đế lúc cuối đời ngừng các cuộc chinh chiến, chuyển sang ra sức phát triển nông nghiệp, làm cho kinh tế nhà Hán tiếp tục phát triển. Sau đó Chiêu Đế kế vị tiếp tục phát triển kinh tế, làm cho nhà Hán thịnh vượng tới đỉnh cao.
Sau 38 năm thi hành chính sách “Cùng nghỉ với dân” của Chiêu Đế và Tuyên Đế, nhà Hán không ngừng đi lên , phát triển hưng thịnh nhân dân đủ cơm no áo mặc, hạnh phúc bình ổn. Kinh tế, chính trị ổn định làm cho ngành thủ công, thương nghiệp, văn nhân nghệ thuật cũng như khoa học tự nhiên có bước phát triển vượt bậc. Cùng với khoa học-kỹ thuật được nâng cao làm cho năng suất của các ngành thủ công với luyện kim và dệt làm chính thời Tây Hán được nâng cao rất lớn, ngành thủ công phát triển đã thúc đẩy ngành thương nghiệp phồn thịnh, thông qua con đường tơ lụa đã mở ra sự giao lưu các mặt ngoại giao, thương mại…với các nước Tây Á Nhưng rồi vì hoạn quan và ngoại thích, Hán bị Vương Mãng (một ngoại thích) thoán quyền, mới đầu tự xưng là Giả Hoàng đế (nghĩa là thay quyền Hoàng đế), sau tiến hẳn ngôi vua, đổi quốc hiệu là Tân vào năm thứ 8 công nguyên.
Thời kỳ là Đông Hán do Hán Quang Vũ đế Lưu Tú sáng lập. Ông thiên đô qua Lạc Dương, nên nhà Hậu Hán cũng có tên là Đông Hán. Cũng như Thương, Chu, thời nào yếu thì dời đô qua Đông. Năm thứ 2 Kiến Vũ, Quang Vũ đế ra lệnh cải cách toàn diện chính sách cũ của Vương Mãng, chỉnh đốn quan lại, thành lập Thượng thư gồm 6 người phụ trách đại sự quốc gia để làm suy yếu hơn nữa quyền hạn của tam công, tức Thái Úy, Tư Đồ và Tư Không; phế bỏ “quan nô”; thanh tra đất đai làm cho đời sống của nhân dân dần dần ổn định. Đến giữa thế kỷ thứ nhất, trải qua sự thống trị của 3 đời vua là Quang Vũ Đế, Minh Đế và Chương Đế, vương triều Đông Hán đã từng bước lấy lại sự thịnh vượng của nhà Hán trước đây, thời kỳ này được người đời sau gọi là “Quang Vũ Trung Hưng”. Thời kỳ đầu Đông Hán, do chính quyền được tăng cường một bước và hội nhập với thế lực địa phương làm cho đất nước ổn định, kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật…đều vượt thời Tây Hán. Năm 105 công nguyên, Thái Luân cải tạo công nghệ làm giấy khiến cho phương thức ghi chép văn tự của Trung Quốc đã thoát khỏi thời đại ghi vào những thẻ tre, đồng thời kỹ thuật làm giấy cũng trở thành một trong 4 phát minh thời cổ Trung Quốc được lưu truyền cho đến ngày nay.
Về mặt khoa học tự nhiên đã thu được thành tựu rất cao mà tiêu biểu của giới học thuật Đông Hán là Trường Hoành. Trương Hoành đã chế tạo ra các thiết bị khoa học như “Hồn thiên nghi” “Địa động nghi” …Ngoài ra, danh y Hoa Đà cuối thời Đông Hán là bác sĩ ngoại khoa đầu tiên kể từ khi có sử ký ghi lại đến nay sử dụng kỹ thuật gây mê để phẫn thuật điều trị cho người bệnh.
Về sau những ông vua kế vị Lưu Tú đều không đủ sức để đưa nhà Hán hưng thịnh mà ngày càng đi tới suy thoái và cuối cùng là chấm dứt 1 triều đại phồn vinh mở ra 1 trang mới trong lịch sử – thời kỳ Tam Quốc.
Bình luận
Tin tức mới
Phong tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc
Phong tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc
Tự học về Danh ngôn Tiếng Trung
Trung tâm tiếng trung Hoàng Liên biên soạn các câu danh ngôn hay mời các bạn cùng tự học tiếng trung qua các câu danh ngôn nhé
HỌC PHÍ
Học phí các chương trình học tiếng trung từ cơ bản đến nâng cao, luyện thi tại trung tâm tiếng trung Hoàng Liên!