Đăng nhập
- 26
- 5625
- 14,447,719
Giới thiệu về Đài Loan
Giới thiệu Đài Loan
“Đài Loan” thường để chỉ lãnh thổ do nhà nước Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) quản lý, bao gồm các đảo Đài Loan (gồm có đảo Lan Tự và Lục Đảo), quần đảo Bành Hồ tại eo biển Đài Loan, Kim Môn và Mã Tổ ở ngoài khơi Phúc Kiến, đồng thời cũng chiếm đảo Thái Bình và đảo Đông Sa ở Biển Đông.
Đảo chính của Đài Loan cũng được gọi là Formosa cho đến thập niên 1960 (các thủy thủ người Bồ Đào Nha gọi nó là Ilha Formosa, nghĩa là “hòn đảo xinh đẹp”), phía đông giáp với Thái Bình Dương, phía nam giáp Biển Đông, phía tây là eo biển Đài Loan và phía bắc là Đông Hải Trung Quốc. Hòn đảo này dài 394 km và rộng 144 km, gồm nhiều dãy núi dốc và bao phủ bởi hệ thực vật nhiệt đới và tiểu nhiệt đới.
Lịch sử
Các bộ tộc bản xứ đã sống tại đảo Đài Loan khoảng 50 nghìn năm, sử dụng hệ ngôn ngữ Austronesian-Formosan, hình thành văn hóa thời tiền sử Trường Tân (Changbin civilization – 長濱文化) tại phía đông nam đảo. Lịch sử Đài Loan trải qua các giai đoạn cai trị của phong kiến Trung Quốc, thời kỳ của Trung Hoa Dân Quốc, cai trị của phát xít Nhật và tiến tới Đài Loan ngày nay.
Địa lý
Đài Loan thuộc khu vực Thái Bình Dương, phía nam giáp với Biển Đông và phía đông giáp với Trung Hải. Đài Loan còn một số đảo nhỏ ở kế bên như: Lan Tư, Lục Đại, quần đảo Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ… Đài Loan thuờng có bão lũ và động đất xảy ra dữ dội trên bán đảo
Phân chia hành chính
Để tiện quản lý hành chính, Đài Loan chia toàn lãnh thổ đảo thành ba khu hành chính: gồm Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc là khu vực phát triển nhất và tập trung nhiều khu công nghiệp ở đó. Đài Bắc còn có một ngành điện ảnh phát triển. Đài Trung cũng có khu công nghiệp nhưng ít hơn ở Đài Bắc. Đài Nam chủ yếu là vùng nông nghiệp.
Về đơn vị hành chính, phần lãnh thổ Trung Quốc mà chính quyền Đài Loan quản lý được chia thành tỉnh Đài Loan, tỉnh Phúc Kiến, thành phố Đài Bắc, và thành phố Cao Hùng. Tỉnh Đài Loan lại được chia thành 18 huyện và 7 thành phố trực thuộc tỉnh. Tỉnh Phúc Kiến được chia thành 2 huyện. Thành phố Đài Bắc được chia thành 12 khu.
Thành phố Cao Hùng được chia thành 10 khu. Các huyện lại được chia thành thành phố trực thuộc huyện (縣轄市), trấn (鎮) và hương (郷). Hiện thành phố trực thuộc huyện của Đài Loan gồm có 32 đơn vị. Các thành phố trực thuộc huyện được chia thành các lý (里) nhưng đây không hoàn toàn là một đơn vị hành chính thực thụ.
Dân số
Đảo Đài Loan người đông đất ít. Tính đến cuối năm 2008, dân số Đài Loan là 23 triệu người, trung bình mỗi một kilômét vuông có 640 người.
Cơ cấu tuổi tác của dân số Đài Loan có xu thế già hóa. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ dân số từ 0-14 tuổi giảm xuống còn 25,8%, tỷ lệ dân số từ 15-64 tuổi tăng lên đến 67,4%, và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi tăng lên đến 6,8%.
Dân số Đài Loan rải rác không đồng đều ở các khu vực. Vùng núi có diện tích chiếm 1/3 tổng diện tích Đài Loan, có độ cao so với mặt biển trên 1000 mét, nhưng trung bình mỗi một kilômét vuông chỉ có hơn 20 người. Còn ở thành thị, mỗi một kilômét vuông có hơn 4800 người, nhất là ở thành phố Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung, Cơ Long, Tân Trúc, Gia Nghĩa, Đài Nam, dân số càng đông. Diện tích của 7 thành phố nói trên chỉ chiếm 2,9% tổng diện tích cả tỉnh, nhưng dân số chiếm 31% tổng dân số Đài Loan.
Tùy theo sự phát triển của kinh tế-xã hội, chính sách dân số của Đài Loan không ngừng được điều chỉnh. Kể từ năm 1965, Đài Loan bắt đầu thực thi chính sách “Kế hoạch hóa gia đình”, chủ yếu bao gồm nội dung hạn chế tuổi tác sinh đẻ của thanh niên nam nữ, và chính sách kêu gọi một đôi vợ chồng chỉ đẻ hai con. Sau đó, tỷ lệ sinh đẻ của phụ nữ đến tuổi sinh đẻ giảm dần, đóng góp nhất định cho việc hòa dịu sự tăng trưởng của dân số.
Nhưng việc giảm thiểu dân số dẫn đến vấn đề dân số già hóa và lao động tăng ít. Nên, năm 1990, nhà đương cục Đài Loan sửa đổi “Cương lĩnh chính sách dân số”, nêu ra chính sách một đôi vợ chồng có thể đẻ 3 con. Mấy năm gần đây, nhà đương cục Đài Loan tiến thêm một bước áp dụng chính sách khuyến khích sinh đẻ.
Đài Loan có nhiều dân tộc, chủ yếu là dân tộc Hán, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Hồi, dân tộc Mèo, dân tộc Cao Sơn v.v. Trong đó dân số dân tộc Hán chiếm trên 97% tổng dân số. Cộng đồng dân tộc Hán chủ yếu gồm người miền nam Phúc Kiến và người Khách Gia. Phần lớn người miền nam Phúc Kiến có quê quán Thuyền Châu hoặc Chương Châu tỉnh Phúc Kiến, và phần lớn người Khách Gia có quê quán Mai Châu và Triều Châu tỉnh Quảng Đông.
Dân tộc Cao Sơn là dân tộc thiểu số có dân số nhiều nhất ở Đài Loan. Về nguồn gốc của dân tộc Cao Sơn, có nhiều giải thích khác nhau, nhưng ngày càng nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ông cha của dân tộc Cao Sơn Đài Loan là từ đất liền Trung Quốc di chuyển tới Đài Loan. Dân tộc Cao Sơn sinh sống chủ yếu tại các vùng núi cao của Đài Loan. Cho tới nay, dân số của dân tộc Cao Sơn luôn duy trì tăng trưởng, tính đến năm 2001, dân tộc Cao Sơn đã có 415.000 người.
Kinh tế
Đài Loan có một nền kinh tế tự do năng động và giảm dần dần hướng dẫn của chính phủ nước về ngoài đầu tư và thương mại. Để giữ được xu hướng này, một số lớn doanh nghiệp ngân hàng, công nghiệp và các doanh nghiệp của nhà nước đã được tư nhân hóa. Xuất khẩu là động lực cung cấp chính cho công nghiệp hóa. Đài Loan thặng dư thương mại, và tiền dự trữ nước ngoài được xếp vào lọai lớn so với những nước phát triển.
Gần đây, Đài Loan và Trung Quốc đã mở giao thông vận tải, du lịch và đã liên kết tăng cường khả năng kinh tế giữ hai chính phủ. Trong năm 2008 Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ để trở thành nguồn nhập khẩu lớn thứ hai của Đài Loan – sau Nhật Bản. Tốc độ tăng trưởng giảm xuống dưới 2% trong năm 2008, do sự phát triển toàn cầu chậm lại
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính thức được dùng tại Đài Loan là tiếng Phổ thông Trung Quốc (người Đài Loan gọi là Quốc Ngữ), tiếp theo đó là tiếng Mẫn Nam (tức tiếng Phúc Kiến), tiếng Hẹ (từ dùng chỉ người Khách gia Trung Quốc, còn gọi là Hakka, Hakas), và một bộ phận nhỏ nói tiếng Cao Sơn (tiếng bản địa, thứ tiếng của dân tộc thiểu số) do đại bộ phận người Đài Loan được di cư từ tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông sang.
Tôn giáo
Do ảnh hưởng Trung Quốc nên đa số dân chúng theo Phật giáo và do phần đông dân cư Đài Loan hiện nay di cư từ Phúc Kiến và Quảng Đông sang nên khi định cư họ mang theo tôn giáo của mình tới Đài Loan: Thờ Mẫu Tổ 媽祖 (Thánh Mẫu Nương Nương), Thánh Cung (Quan Vân Trường) và Phật.
Chính Trị
Hệ thống chính trị ở Đài Loan dựa trên cơ sở hiến pháp ban hành năm 1947. Văn kiện này quy định một cơ cấu gồm nội các song hành với hệ thống các ban ngành trong chính phủ. Tất cả công dân trên 20 tuổi đều có quyền đi bầu. Đầu thập niên 1990, Đài Loan chuyển từ nhà nước độc đảng sang thể chế dân chủ.
Những cơ quan chính trong chính phủ gồm Phủ Tổng thống; Quốc hội (hội đồng hiến pháp); và năm cơ quan điều hành là Viện Lập pháp (Quốc hội); Viện Hành chánh (Nội các); Viện Tư pháp (cơ quan luật pháp ở cấp cao nhất của nhà nước); Viện Giám sát (đặc trách giám sát Công vụ); và cơ quan Kiểm sát (đặc trách buộc tội, phê bình và kiểm toán.) Viện Hành chánh tổ chức bao gồm 8 bộ: Bộ nội chánh, bộ ngoại giao, bộ kinh tế, bộ giao thông, bộ giáo dục, bộ tài chánh, bộ quốc phòng, bộ pháp vụ.
Thủ tướng và phó thủ tướng cầm đầu nội các. Các thành viên trong nội các không do dân bầu mà được chỉ định.
Tất cả các đạo luật của Quốc hội phải được tổng thống ký thành luật. Ngoài ra, tổng thống là người có thẩm quyền chung quyết trong các vấn đề liên quan đến quân đội và an ninh quốc gia.
Hệ thống giáo dục Đài Loan
Ở Đài Loan học sinh thường bắt đầu đi học khi 6 tuổi. Từ năm 1968, Bộ giáo dục Đài Loan quy định, học sinh phải học 6 năm tiểu học và 3 năm THCS.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có 2 lựa chọn: thứ nhất, tiếp tục học lên THPT, thứ 2 học tại các trường trung cấp dạy nghề. Cả hai hình thức học này đều kéo dài trong vòng 3 năm. Học sinh hết cấp 2 có thể đăng ký học trực tiếp tại các trường dạy nghề đặc biệt là các trường công nghệ và khoa học ứng dụng.
Hầu hết các chương trình đại học đều kéo dài trong vòng 4 năm. Nếu học sinh không đáp ứng các yêu cầu của khoá học thì chương trình học có thể kéo dài thêm 2 năm. Các chuyên ngành học như nha khoa dài 6 năm và y khoa dài 7 năm.
Các trường đại học và cao đẳng của Đài Loan cung cấp rất nhiều các chương trình học và các chuyên ngành học. Các chương trình sau đại học như thạc sỹ hoặc tiến sỹ kéo dài từ 2 đến 4 năm hoặc 7 năm tuỳ chuyên ngành. Đối với những sinh viên theo học các trường có kèm chương trình thực tập, nếu sinah viên không hoàn thành khoá thực tập hoặc khoá học lý thuyết thì sẽ được gia hạn thời gian học tập.
Chương trình giáo dục đặc biệt bao gồm các chương trình dành cho trẻ em có khả năng đặc biệt, những người khuyết tật hoặc những người chậm hiểu. Những chương trình đặc biệt này đều do chính phủ quản lý. Ở các bậc học cao đẳng, đại học đều có các lớp học dành riêng cho những sinh viên mù hoặc điếc. Ngoài ra, Đài Loan còn cung cấp nhiều hình thức học như học từ xa (qua đài, tivi, internet...) hay các lớp học hàm thụ.
CÁC KỲ HỌC
Ở Đài Loan, một năm học thường bắt đầu từ 1/09 đến 31/07 năm sau. Một năm học chia làm 2 kỳ : kỳ mùa thu và mùa xuân. Giữa 2 kỳ học, học sinh có kỳ nghỉ đông trùng với kỳ nghỉ tết nguyên đán của Trung Quốc. Kết thúc năm học có kì nghỉ hè.
NGÔN NGỮ GIẢNG DẠY
Ngôn ngữ giảng dạy chính thức của Đài Loan ở cấp 1 và cấp 2 là tiếng Trung phổ thông. Ở các trường tư thục học sinh còn có sự lựa chọn ngôn ngữ. Có 17 học viện tuyển sinh sinh viên quốc tế tại Đài Loan. Các khoá học cử nhân tại các trường Đại học Đài Loan đại đa số được giảng dạy bằng tiếng Trung. Đối với các chương trình sau đại học thì ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Anh.
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CAO
Du học Đài Loan bạn có nhiều cơ hội: Là một quốc gia phát triển với mức sống cao, thu nhập đầu người đứng vào hàng cao trên thế giới. Vì vậy, học tập ở đây bạn có cơ hội được hưởng một nền giáo dục tiên tiến. Có nhiều trường Đại Học nổi tiếng như Trường Đại Học Quốc Gia Đài Loan được xếp vào một trong số 100 trường Đại học hàng đầu thế giới.
CHUYÊN NGÀNH HỌC PHONG PHÚ
Bạn có thể chọn bất kỳ chuyên ngành học nào mà bạn muốn đăng ký tại các trường đại học ở Đài Loan.
HỌC PHÍ THẤP
Du học Đài Loan học phí và chi phí sinh hoạt thấp: Học phí Đại học và dự bị tiếng tại các trường Đại học tại Đài Loan có thể nói là thấp hơn nhiều lần so với các nước như: Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc...chỉ khoảng 2.500 – 4000 USD/năm.
Bạn lại không cần phải nộp học phí cho một năm luôn mà bạn có thể nộp theo kì học (3 tháng một lần) nên số tiền bạn phải chuẩn bị ban đầu là rất ít. Điều này mở ra cơ hội cho nhiều bạn học sinh. Không chỉ là học phí thấp mà chi phí ăn, ở, đi lại cũng thấp. Chi phí ăn 1 tháng tự nấu chỉ 100 – 150 đô la Mĩ, chi phí ở khoảng 1000 đô la Mĩ 1 năm.
Bình luận
HỌC PHÍ
Học phí các chương trình học tiếng trung từ cơ bản đến nâng cao, luyện thi tại trung tâm tiếng trung Hoàng Liên!