VIDEO CHỈ ĐƯỜNG
Đường đến trung tâm tiếng Trung Hoàng Liên
Lượt truy cập
  • 22
  • 5684
  • 14,447,778
Lịch Khai Giảng tháng này

Đất nước Trung Quốc

  22/08/2014

Đất nước - Con người

Văn hóa-Nghệ thuật

Chữ viết

 

Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.

 

Văn học

 

Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh Thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.

 

Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

 

Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần...trong đó Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.

 

Sử học

 

Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân-Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.

 

Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại Phẩm Sử kí, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.

 

Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp .

Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.

 

Toán học

 

Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh, trong sách đã có nói đến quan niệm về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.

 

Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói đến khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc1, đã có cả khái niệm số âm, số dương.

 

Thời Nam-Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó.

 

Thiên văn học

Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kì chuyển động gần đúng của 120 vì sao. Từ đó họ đặt ra lịch Can-Chi. Thế kỉ IV TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện tượng vết đen trên Mặt trời. Thế kỉ II, Trương Hành đã chế ra dụng cụ để dự báo động đất.

 

Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các nhà thiên văn Châu Âu thế kỉ XIII.

 

Hội hoạ

 

Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ.

 

Điêu khắc

 

Trung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán ( pho tượng cao nhất thế giới ), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay.

 

Triết học, tư tưởng

 

Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia: -Âm dương, bát quái, ngũ hành, là những thuyết mà người Trung Quốc đã nêu ra từ thời cổ đại để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong vũ trụ luôn tồn tại hai loại khí không nhìn thấy được xâm nhập vào trong mọi vật là âm và dương ( lưỡng nghi).

 

-Bát quái là 8 yếu tố tạo thành thế giới: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài (hồ). Trong Bát quái, hai quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất.

 

-Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành vạn vật. Các vật khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh ra. Sau này, những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm dương với Ngũ hành rồi vận dụng nó để giả thích các biến động của lịch sử xã hội.

 

Nho gia

 

Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử. Nho gia đề cao chữ nhân, chủ trương lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường, cùng với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục. Ông chủ trương dạy học cho tất cả mọi người.

 

Tới thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN), chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng Thư, Hán Vũ Đế đã ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, Nho gia đã được đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo.

 

Đạo gia

 

Đạo gia là Lão Tử và Trang Tử . Hai ông đã thể hiện tư tưởng của mình qua hai tác phẩm Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh. Theo Lão Tử, “Đạo” là cơ sở đầu tiên của vũ trụ, có trước cả trời đất, nằm trong trời đất. Qui luật biến hoá tự thân của mỗi sự vật ông gọi là “Đức”. Lão Tử cho rằng mọi vật sinh thành, phát triển và suy vong đều có mối liên hệ với nhau.

 

Tới thời Trang Tử, tư tưởng của phái Đạo gia mang nặng tính buông xuôi, xa lánh cuộc đời. Họ cho rằng mọi hoạt động của con người đều không thể cưỡng lại “đạo trời”, từ đó sinh tư tưởng an phận, lánh đời.

Phái Đạo giáo sinh ra sau này khác hẳn Đạo gia, mặc dù có phái trong Đạo giáo tôn Lão Tử làm “Thái thượng lão quân”. Hạt nhân cơ bản của Đạo giáo là tư tưởng thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng sinh, lạc sinh.

 

Pháp gia

 

Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương “pháp trị”, coi nhẹ “lễ trị”. Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng.

 

Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa. Ông cho rằng trị nước cần nhất 3 điều:

Pháp: đó là phải định ra được pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu, công bằng với mọi người, không phân biệt đó là quí tộc hay dân đen.

Thế: Muốn thực thi pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm vững quyền thế, không chia sẻ cho kẻ khác.

Thuật: đó là thuật dùng người. Thuật có 3 mặt: bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt. Thuật bổ nhiệm là khi chọn quan lại chỉ căn cứ vào tài năng và lòng trung thành, không cần dòng dõi, đức hạnh. Khảo hạch là phải kiểm tra công việc thường xuyên. Thưởng phạt thì chủ trương “ai có công thì thưởng, ai có tội thì trừng phạt thật nặng, bất kể là quí tộc hay dân đen”, trọng thưởng, trọng phạt.

 

Mặc gia

 

Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỉ V TCN đến giữa thế kỉ IV TCN ). Hạt nhân tư tưởng triết học của Mặc gia là nhân và nghĩa. Mặc Tử còn là người chủ trương “ thủ thực hư danh” (lấy thực đặt tên). Tư tưởng của phái Mặc gia đầy thiện chí nhưng cũng không ít ảo tưởng. Từ đời Tần, Hán trở về sau, ảnh hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn đáng kể.

Ẩm thực

Ẩm thực Trung Quốc xuất phát từ nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc và đã rộng ra khắp nơi trên thế giới - từ Đông Án đến Bắc Mỹ, Australia và Tây Âu. Có sự khác biệt văn hóa rất lớn giữa các vùng khác nhau của Trung Quốc và do đó dẫn đến sự khác nhau giữa phong cách ẩm thực các vùng miền của Trung Quốc. Có 8 vùng ẩm thực chính ở Trung Quốc: Anhui, Cantonese, Fujian, Hunan, Jiangsu, Shandong, Szechuan, và Zhejiang.

 

Đặc trưng

 

Một bữa ăn theo văn hóa Trung Quốc thương gồm hai thành phần chính: (1) nguồn cấp chất bột,  thường là cơm, mỳ, hay mantou, và (2) thức ăn kèm theo như rau, thịt, cá, hoặc các thức khác . Điều quan niệm hóa văn hóa này hơi khác so với các nền ẩm thực của Bắc Âu và của Mỹ, nới người ta coi thịt hay protein động vật là thức ăn chính, và tương đồng với phần lớn các nền ẩm thực của vùng Địa Trung Hải, chủ yếu dựa vào các thực phẩm làm từ lúa mì như pasta hay cous cous.

 

Cơm là một phần quan trọng bậc nhất trong ẩm thực Trung Hoa, Tuy nhiên, nhiều nơi ở Trung Quốc, đặc biệt là miền Bắc Trung Quốc, các sản phẩm làm từ lúa mỳ như mỳ sợi và các loại bánh bao (như mantou) thì chiếm ưu thế, trái với miền Nam Trung Quốc nơi gạo là chủ lực. Tuy nhiên có nhiều trường hợp thì cơm là món phụ và được dùng sau dùng dưới dạng cơm chiên. Món xúp thường được dùng trước và sau một bữa ăn ở Nam Trung Hoa.

 

Đũa là dụng cụ ăn uống của Trung Quốc.

 

Phương thức nấu ăn

 

Trước hết là thái và chặt, mà người Trung Quốc gọi là đao khẩu: Đó là cắt thức ăn sống thành miếng nhỏ chỉ bằng con dao và cái thớt. Có ít nhất 200 cách thái chặt mà mỗi loai có một tên riêng tùy theo hình dáng của thịt, cá và rau. Và khi đã làm xong món ăn dọn lên bàn, thì người Trung Quốc không dùng đến dao nữa, mà tất cả đều gắp bằng đũa. Điều này cho thấy cái khác của người phương Tây, bàn ăn là không gian yên bình không dùng đến dao búa của nhà bếp[cần dẫn nguồn], không như người phương Tây dọn ăn vẫn có cả dao để cắt ăn.

 

Giai đoạn thứ hai người Trùng Quốc gọi là phối, có nghĩa là pha chế. Trước khi được đưa qua lửa, thức ăn được phối trộn theo yêu cầu của việc ăn uống, thích hợp với tính chất của từng loại thực phẩm được dùng. Từ xưa, ngươì Trung Quốc đã biết đến sự phối hợp các loại thực phẩm tùy theo tính âm hay dương, tính hàn hay nhiệt của mỗi loại, khiến cho món ăn dọn ra không những phải ngon, mà còn phải có tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Đây là cả một khái niệm phức tạp mà người thuộc các nền văn hóa khác không thể nào hiểu nổi[cần dẫn nguồn]. Chỉ có các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam, chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa từ ngàn xưa, thì mới biết cách vận dụng những quy tắc đó. Riêng người Nhật thì đã phát triển thành những lí thuyết riêng trong thời hiện đại, trong đó nổi tiếng nhất là thuyết âm dương về ăn uống của nhà ẩm thực học Osaka.

 

Thứ ba chủ yếu là ngọn lửa còn gọi là hỏa hầu, đây là quan niệm chủ yếu của cách nấu ăn Trung Quốc. Làm chủ ngọn lửa hay làm chủ độ nóng, màu lửa, và thời gian lâu hay chóng. Nói chính xác hỏa hầu là thời điểm quyết định mà người nấu phải chờ và nhất là đừng để quá. Câu tục ngữ của Trung Hoa: “Bất đáo hỏa hầu bất yến khai” tạm dịch là khi chưa tới hỏa hầu thì không được mở vung. Người đầu bếp Trung Quốc rất coi trọng đến cường độ ngọn lửa, có thể làm lửa bùng cháy to, nhưng cũng biết làm ngọn lửa cháy liu riu, theo những người am hiểu thì chỉ cần khác nhau độ nóng là có thể làm hỏng món ăn.

 

Cuối cùng là nêm gia vị. Gia vị của Trung Quốc có nhiều loại như: dầu vừng…dầu lac, dầu hào, đường các loại, các sản phẩm của đậu tương lên men: hắc xì dầu, tàu vị yểu, lạp chí chương, muối, ớt, các thứ dấm, rượu, nước hầm thịt... Trên các nguyên tắc trên việc nêm gia vị được thực hiện trong lúc đun nấu là chính, đó là quá trình chuyển biến thực sự ngay trong nồi chảo, gọi là “đỉnh trung chi biến”. Trên cơ sở là năm mùi vị cơ bản là mặn, ngọt, chua, cay và đắng có thể tạo ra vô vàn mùi vị khác nhau, mà hấp dẫn nhất đối với thực khách phương Tây là vị chua-ngọt của nhiều món xào nấu.

Con người

Tại Trung Quốc có khoảng hơn một trăm dân tộc, trong đó đông nhất là người Hán, là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là kết hợp của nhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và văn hóa. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều dân tộc bị các dân tộc xung quanh đồng hóa hoặc biến mất không để lại dấu tích. Một số dân tộc khác biệt [lập] lọt vào trong vùng sinh sống của dân tộc Hán đã bị Hán hóa và được coi là người Hán, khiến cho dân tộc này trở nên đông một cách đáng kể; và trong cộng đồng người Hán thực ra có nhiều người được coi là người Hán nhưng có truyền thống văn hóa và đặc điểm ngôn ngữ khác hẳn. Thêm vào đó trong lịch sử cũng có nhiều sắc dân vốn là người ngoại tộc đã làm thay đổi văn hóa và ngôn ngữ của sắc dân Hán như trường hợp người Mãn Châu bắt đàn ông người Hán phải để tóc đuôi sam. Đôi khi người ta dùng thuật ngữ dân tộc Trung Hoa để chỉ người Trung Quốc nói chung.

 

Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số. Với số dân hiện nay là 1,3 tỉ người trên tổng số dân toàn thế giới là 6,4 tỉ, Trung Quốc là nơi có xấp xỉ 20% loài người (homo sapiens) sinh sống.

 

 

Vào thời Mao Trạch Đông, tình hình phát triển dân số không được kiểm soát tốt đã khiến cho số dân Trung Quốc bùng nổ nhanh chóng và đạt đến con số 1,3 tỉ người hiện nay. Để giải quyết vấn nạn này, chính phủ CHNDTH đã áp dụng một chính sách kế hoạch hóa gia đình dưới tên gọi chính sách một con.

 

Người Hán nói các thứ tiếng mà các nhà ngôn ngữ học hiện đại coi là những ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt, tuy nhiên tại Trung Quốc nhiều người coi đấy là các phương ngôn của tiếng Trung Quốc. Tuy có nhiều ngôn ngữ nói khác nhau nhưng kể từ đầu thế kỷ 20, người Trung Quốc bắt đầu dùng chung một chuẩn viết là "Bạch thoại" được dựa chủ yếu trên văn phạm và từ vựng của Phổ thông thoại là ngôn ngữ nói được dùng làm chuẩn. Ngoài ra từ hàng ngàn năm nay giới trí thức Trung Quốc dùng một chuẩn viết chung là Văn ngôn. Ngày nay Văn ngôn không còn là cách viết thông dụng nữa, tuy nhiên trong chương trình học nó vẫn tiếp tục được dạy và như vậy người Trung Quốc bình thường ở một góc độ nào đó có thể đọc hiểu được. Không như Phổ thông thoại, các ngôn ngữ nói khác chỉ được nói mà không có cách viết.

 

Bình luận

Học phí HSK